1-Lịch sử vùng đất ngập nước ở Xuân
Thuỷ:
Đất
ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có lịch sử hình
thành từ các quá trình bồi tụ phù sa của Sông Hồng và Biển Đông,
Vùng
đất nằm trong đê Ngự Hàn thuộc các xã vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ được khai
hoang lập ấp từ khoảng 170 năm về trước (theo lịch sử của xã Giao Hải mốc thời
gian khai khẩn ở địa bàn bắt đầu từ năm 1840, do cụ Đinh Khắc Chu quê ở Kiên
Lao- Xuân Trường và Cụ Nguyễn Duy Hàm quê
ở làng Hành Thiện- Xuân Trường chủ trì để hình thành xã Kiên Hành- là Giao Long & Giao Hải ngày nay)
Sau
quá trình khai hoang lập ấp là các công trình quai đê lấn biển theo truyền
thống : “Lúa lấn cói, cói lấn vẹt và
vẹt lấn biển”
Vùng
đất ở giáp chân đe Ngự Hàn ngày nay được gọi là Bãi Trong có lịch sử hình thành
trên 150 năm. Ban đầu người dân địa phương đắp đê và trồng sú vẹt để phòng hộ đê.
Khi đất đã tương đối ổn định dân địa phương trồng cói ở các khu vực ngọt lợ để
lấy nguyên liệu dệt chiếu & lợp nhà, sau khi đất được ngọt hóa sẽ chuyển
dần sang trồng lúa chịu mặn nhằm từng bước lấn biển.
Những
năm 60 tại Giao An xuất hiện mô hình lấn biển do ông Trần Văn Thuần- Bí thư
đảng uỷ xã - chủ trì đã huy động nhân dân địa phương quai đắp đê hình thành nên
02 khu Điện Biên và Bình Long với diện tích gần 200 ha, làm cơ sở hình thành nên
Làng Điện Biên ở ngoài đê Ngự Hàn thuộc
xã Giao An ngày nay.
Những năm 70, khi hệ thống rừng ngập mặn bị phá bỏ, vùng bãi bồi thuộc địa phận xã Giao Long & Giao Hải bị biển xâm lấn mạnh mẽ, làm mất đi phần lớn diện tích đất bãi bồi tương ứng với địa phận quản lý hành chính của hai xã này.
Click vào đây để download tài liệu:
http://www.scribd.com/doc/73005522/Van-Hoa-Mo-Dat-Voi-Cong-Tac-Bao-Ton-Tai-Nguyen-Thien-Nhien-Tai-Khu-Ramsar-Xuan-Thuy